Dứa mật là cây ăn quả nhiệt đới được trồng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, nhất là khi kỹ thuật làm dứa hộp phát triển (cuối thế kỷ 19).

Cho đến nay hầu hết các nước ở vùng nhiệt đới đều trồng dứa. Sản lượng dứa trên thế giới tăng đều mỗi năm.

Đặc điểm cây dứa mật

Cách trồng và chăm sóc cây dứa

Dứa được coi là “vua” của những cây ăn quả nhiệt đới, rất được ưa thích ở các nước phương Tây.

Quả dứa mật có mùi thơm, nhiều đường, lượng calo trong quả dứa khá cao, nhiều chất khoáng, nhất là Kali, và có đủ các loại vitamin cần thiết như A, B1, B2, PP, C…

Dứa thuộc loại cây dễ trồng, sinh trưởng mạnh và năng suất cao. So với những cây trồng khác, cây dứa mật đem lại thu nhập trên một đơn vị diện tích khá lớn.

Sản phẩm được thị trường quốc tế ưa chuộng, dễ tiêu thụ. Do vậy, diện tích trồng dứa trên thế giới ngày càng được mở rộng.

Cách trồng và chăm sóc cây dứa

Cây dứa mật ra hoa nhiều vụ trong năm. Ở miền Bắc vụ chính ra hoa vào  tháng 2-3, thu hoạch vào tháng 6-7, vụ trái ra hoa tháng 6-8, thu hoạch vào tháng 10-12.

Ở miền Nam, dứa có thể ra hoa quanh năm, nhưng thường tập trung vào tháng 4-5 và tháng 9-10. Từ khi ra hoa đến thu hoạch có thời gian trung bình khoảng 4-5 tháng.

Yêu cầu điều kiện sinh thái

Khí hậu

Dứa là cây nhiệt đới, yêu cầu nhiệt độ cao. Nhiệt độ thích hợp từ 20 - 300C.

Về lượng mưa, cây dứa có thể trồng ở nơi có lượng mưa thấp, khoảng 600- 700 ml/năm với mùa khô kéo dài nhiều tháng cho đến nơi có lượng mưa nhiều tới 3500- 4000 ml/năm.

Quan trọng là lượng mưa phân bố hàng tháng, khoảng từ 80- 100 ml được coi là đầy đủ và không cần tưới thêm.

Cách trồng và chăm sóc cây dứa

Về ánh sáng, cây dứa có yêu cầu ánh sáng nhiều nhưng thích ánh sáng tán xạ hơn ánh sáng trực xạ. Thiếu ánh sáng cây sẽ kém phát triển, quả nhỏ.

Ngược lại, khi ánh sáng quá mạnh cùng với nhiêt độ cao lá dứa sẽ bị vàng hoặc đỏ, lúc này bà con cần che mát cho cây. 

Đất

Cây dứa có bộ rễ khá yếu và nông nên muốn có năng suất cao, yêu cầu của đất là cần có tầng mặt xốp, nhiều chất dinh dưỡng và mùn, thoát nước tốt khi mùa mưa.

Khi đất nhiều sét, thoát nước chậm đẫn đến cây dứa sinh trưởng kém và dễ bị sâu bệnh. Tơi xốp và thoát nước là 2 yêu cầu quan trọng đối với đất trồng cây dứa.

Cây dứa thích hợp với đất chua, đất có độ pH từ 4.5 đến 5.5 kể cả trên đất phèn có độ pH bằng hoặc dưới 4 cây dứa vẫn sống tốt. 

Cách trồng và chăm sóc cây dứa

Ở nước ta, dứa được trồng trên nhiều loại đất như đất đỏ vàng, đất đỏ bazan,đất phù sa cổ, đất bạc màu ở Bắc Bộ, đất xám ở Đông Nam Bộ và đất phèn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tuy vậy, vẫn cần chú ý bón phân đầy đủ, nhất là phân hữu cơ, sẽ cho năng suất cao.

Trồng và chăm sóc cây dứa mật

Thời vụ trồng

Có 2 vụ trồng chủ yếu ở miền Bắc là vụ xuân (khoảng tháng 3-4) và vụ thu (vào tháng 8-9). Khi trồng vào vụ xuân cây sinh trưởng gặp điều kiện thời tiết ấm áp, có mưa, thuận lợi tích lũy dinh dưỡng để ra hoa sớm và cho quả lớn có năng suất cao.

Vào vụ này nên trồng những chồi già và lớn, có thể ra hoa thuận lợi vào cuối năm. Trồng vào vụ thu thời gian đầu sẽ thuận lợi cho sinh trưởng, nhưng sau đó đến mùa đông lạnh khiến cây tạm ngừng sinh trưởng, một số chồi già vẫn có thể ra hoa nhưng quả nhỏ.

Cách trồng và chăm sóc cây dứa

Vì vậy khi trồng vụ này, bà con nên trồng chồi non để năm sau cây ra hoa tốt hơn. Trồng vào vụ thu sẽ có thuận lợi là số lượng chồi giống thường nhiều hơn vụ xuân.

Chọn đất và làm đất trồng

Yêu cầu của đất trồng dứa là cần có kết cấu nhẹ, thoát nước tốt, có mực nước ngầm thấp và hơi dốc. Ngoài ra bà con cần chú ý đến độ chua của đất. Ở vùng đồi có độ dốc cao, bà con nên trồng thành hàng theo đường đồng mức.

Phía dưới mỗi hàng dứa, bà con có thể trồng một hàng cây muồng hoặc cây cốt khí để hạn chế sự xói mòn đất, che bóng giúp quả khỏi rám nắng và góp phần cải tạo đất trồng.

Bà con có thể cày xới toàn bộ diện tích hoặc cày xới theo từng hàng. Trong trường hợp cần phải đào mương lên lớp thì trồng theo từng hốc nhỏ là phương pháp mang lại hiệu quả cao.

Cách trồng và chăm sóc cây dứa

Xử lý chồi

Mục đích chính của xử lý chồi là để giúp cây mau bén rễ, phát triển nhanh và ngăn ngừa được sâu bệnh. Trước khi trồng, bà con cắt bỏ các lá khô ở gốc.

Nhúng ngập 1/3 chồi tính từ phía gốc vào dung dịch thuốc sâu  Basudin, Pyrinex, Vomoca hoặcOncol… để phòng trừ tuyến trùng hại rễ và rệp. Hoặc bà con cũng có thể ngâm chồi trong nước nóng khoảng 550C (3 sôi + 2 lạnh) từ 15 đến 20 phút.

Khoảng cách và mật độ

Để dễ cho việc đi lại, chăm sóc và thu hoạch, dứa thường được trồng theo hàng kép, nghĩa là trồng thành từng băng 2 hàng một.

Cách trồng và chăm sóc cây dứa

Các băng cách nhau khoảng 80 cm, khoảng cách giữa 2 hàng trên băng là 40cm, cây cách nhau 30 cm trên hàng, với cách trồng và khoảng cách này, mật độ trồng dứa là khoảng 55.000 cây/ha. 

Tưới nước và giữ ẩm

Dứa tuy là cây chịu được hạn, có thể trồng ở những vùng đất khô cằn và đất dốc nhưng vẫn rất cần nước để sinh trưởng và phát triển, cho năng suất cao, phẩm chất tốt.

Tại những nơi có mùa khô rõ rệt như ở phía Nam và các vùng đồi dốc, yêu cầu tưới nước và giữa ẩm cho dứa càng cần được chú ý.

Phủ đất cho ruộng dứa cũng là biện pháp được quan tâm, áp dụng không chỉ giữ ẩm cho đất trong mùa khô mà còn có tác dụng chống úng và chống xói mòn đất trong mùa mưa, hạn chế được cỏ dại, góp phần làm tăng năng suất dứa rõ rệt.

Bà con dùng màng phủ nilông màu đen phủ lên đất giữa 2 hàng dứa. Hoặc cũng có thể dùng rơm rạ, cỏ khô để phủ, và đồng thời cũng cung cấp thêm chất mùn cho đất.

Cách trồng và chăm sóc cây dứa

Tỉa chồi

Tỉa chồi đối với cây dứa là biện pháp cần thiết để tăng năng suất quả, nhất là với các giống thường ra nhiều chồi và tranh chấp dinh dưỡng với quả,

Chồi cần được tỉa bỏ trước hết là chồi cuống và chồi ngọn. Việc tỉa chồi cuống khá đơn giản, bà con chỉ cần dùng tay hoặc dao tách nhẹ ra khỏi cuống theo chiều từ phía trên xuống.

Riêng với chồi ngọn, nếu bà con bẻ trực tiếp sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của quả, tạo ra vết thương dễ dẫn đến làm thối quả, nếu không cẩn thận sẽ làm gãy cả quả.

Bón phân

Bón lót: 

Bón phân lót cho dứa khi trồng vụ đầu tiên hoặc sau mỗi vụ thu hoạch là rất cần thiết, quyết định đến sự sinh trưởng và năng suất của cây. Phân bón lót chủ yếu là phân hữu cơ. Lượng phân hữu cơ cần bón từ 10-15 tấn/ha.

Cách trồng và chăm sóc cây dứa

Không nên bón vôi nhiều quá vì cây dứa cần đất hơi chua, lượng vôi cần khoảng 100-200 kg/ha tùy vào độ chua đất, không ưa lượng canxi cao lượng lân nguyên chất là 30-50 kg (tương đương 200-350 kg suoer lân).

Sau vài ba năm trồng liền nhau, vườn dứa phải phá đi trồng lại, bà con có thể băm nát thân lá và trộn với đất cũng rất tốt.

Bón thúc: 

Bà con sử dụng chủ yếu là hỗn hợp đạm và kali với liều lượng cho 1 cây là 5-8 gram N + 10-15 gram K2O (khoảng 10-20 gram Urê + 20-30 gram Clorua Kali). Chia bón làm 3 lần.

Ngoài ra cũng có thể bón phân một lần sau khi hoa nở để nuôi quả, lưu ý là lần này chỉ nên dùng phân kali và bổ sung thêm một số vi lượng

Cách bón:  Bà con xới nông 2 bên hàng kép cách gốc 15-20 cm, rải phân xuống rồi lấp đất lại. Nên tưới nước ngay sau khi rải phân xong. Ngoài ra, hàng năm bà con nên phun phân bón lá cho cây một số lần để bổ sung thêm chất dinh dưỡng, nhất là các chất vi lượng cho cây.

Cách trồng và chăm sóc cây dứa

Cây dứa mật nhạy cảm với điểu kiện nhiệt độ, có thể sinh trưởng phát triển trong điều kiện nhiệt độ từ 15°C đến 40°C và thích hợp nhất từ 28°C đến 32°C.

Cây không có khả năng chịu úng, nhưng cũng cần đất đủ ẩm. Khu vực lượng mưa bình quân năm từ 1000-1200mm là trồng được, tốt nhất là lượng mưa được phân bố đều ở các tháng trong năm.

Mặc dù bộ rễ cây dứa phát triển yếu, nhưng nhớ cấu trúc và cách sắp xếp của bộ lá mà cây dứa có khả năng chịu được khô hạn khá cao. Chính vì vậy, trên những vùng đất đổi núi bị hạn nặng trong mùa khô cây dứa vẫn có khả năng sinh trưởng và phát triển.

Xem thêm các giống cây ăn quả khác:

chuối đỏ dacca

bưởi lùn tứ xuyên

+ bưởi đỏ phúc kiến

 

---------------------------------------------------------------------

Trung Tâm Giống Cây Trồng Tiên Tiến Chất Lượng Cao

ĐC: Hợp Tác Xã Giống Cây Trồng Cổ Bi - Đường Cổ Bi - Gia Lâm - Hà Nội
Tel: 0973 401 793 - 0916 430 455
Mail: giongcaytrongkinhtecao@gmail.com
Web: http://giongcaytrongkinhtecao.com/