Ổi là loại quả ngon được nhiều người ưa thích. Giống cây ổi là loài cây nhiệt đới thuộc nhóm thân gỗ sống dai (thân mộc lưu niên), ổi không kén đất, được trồng phổ biến trên khắp mọi miền đất nước ta từ lâu đời. 

Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây ổi

Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc giống cây ổi

Giống cây ổi hiện nay có rất nhiều loại giống như: Ổi Găng, ổi Hương, ổi Đài Loan,..... cần chọn giống cây trồng hợp lý với đất, điều kiện khí hậu nơi mình ở. Chọn cây ổi giống cứng cáp, khỏe mạnh, không bị sâu bệnh hại.

Đất trồng, khí hậu

Đất trồng và khí hậu là hai điều kiện quan trọng cần chú ý nếu quyết định trồng Ổi. Độ PH của đất không vượt quá 6 và không thấp hơn 5. Nhiệt độ trồng cây nằm trong khoảng 30 độ C.

Đất trồng nhiều ẩm tốt cho sự phát triển của cây. Đất trồng cần tơi xốp, thoáng và giữ nước tốt. Với loại đất trồng khô cần thường xuyên tưới nước, thời gian chăm sóc cây rất nhiều.

Kỹ thuật trồng Ổi

Thời vụ trồng cây
Cây Ổi thích hợp trồng vào dịp mỗi mùa mưa đến (vào khoảng tháng năm đến tháng sáu hàng năm).

Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc giống cây ổi

Mật độ và khoảng cách trồng cây

Để tiết kiệm chi phí cho cây trồng, tăng năng suất kinh tế nên thực hiện trồng kép hai cây vào một gốc ổi. Mật độ trồng cần đạt là 100 gốc ổi trong một vườn diện tích 1000m2. Khoảng cách trồng thích hợp là 3,5m x 4m.

Làm đất trồng Ổi

- Làm sạch diện tích đất trồng, xới đất tơi xốp.

- Đào hố trồng: cần đào hố trồng có đường kính của hố là 20cm, chiều sau của hố là 20cm, hố nọ cách hố kia 3,5m x 4m. Cần chú ý trong quá trình đào hố, phải để riêng lớp đất mặt khi đào, lớp đất bên dưới hố cần trộn với hốn hợp phân chuồng hoai mục + vôi bột + phân lân rồi lấp hố cao hơn so với mặt bằng đất là 25cm.

Trồng cây

- Đào giữa mô trồng cây ->  Đăt bầu cây giống đã xé túi nilon vào hố -> lấp đất mặt bầu -> ấn chặt đất vào mặt bầu -> cắm cọc cố định -> tưới nước cho cây.

Kỹ thuật chăm sóc cây ổi.

Tưới nước

Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc giống cây ổi

Tưới nước thường xuyên cho cây  đảm bảo đủ độ ẩm trong đất. Liều lượng tưới khoảng 5 lít nước một gốc cây. Cứ định kì tưới 2 ngày 1 lần. Tưới nước quan trọng nhất là khi cây ra hoa và khi quả đang lớn

Tỉa lá, tỉa cành, tạo tán

- Khi thấy cây có lá và cành quá nhiều, cần loại bỏ bớt những cành, lá xung quanh gốc cây, những cành bị che kín. Khi thấy lá, cành bị sâu bệnh hại cần loại bỏ ngay. Thực hiện các công việc này giúp cho cây hạn chế được sâu bệnh và hạn chế tối đa sự phân tán các chất dinh dưỡng dành cho cây không cần thiết.

- Tạo tán, bấm đọt là công việc mà mỗi người muốn cây Ổi của mình có năng suất và chất lượng cao đều phải làm công việc này tạo điều kiện thuận lợi cho cành ra nhiều quả, diệt trừ sâu bệnh hại dễ dàng, thu hoạch quả nhanh chóng. Tạo tán cho Ổi còn giúp bộ rễ phát triển giúp cây  phát triển tốt nhất.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc giống cây ổi

- Cách thực hiện tạo tán: Khi cây trồng được 3 tháng, cần quan sát ở vị trí gần mắt ghép, từ thân cây sẽ tạo ra những mầm mới chỉ để lại 3 mầm (được gọi là những cành cấp I). Cành cấp 1 tạo với thân 1 góc 50 độ, chiều dài cành vào khoảng 50cm. Khi cành này dài khoảng 0,7m cần cắt bỏ một nửa cành sau này cây sẽ thấp dễ thu hoạch quả.

Từ cành mọc ra từ thân chính này sẽ mọc ra các cành mới (cành cấp 2), cành cấp 2 chỉ nên để kích thước của cành này khoảng 35cm là thích hợp nhất, mỗi cành cấp 2 chỉ để lại 2 đến 3 cành mới mọc ra gọi là cành cấp 3. Từ cành cấp 3 sẽ mọc ra nhiều cành mới tuy nhiên chỉ để lại khoảng 7 -8 cành với những cành yếu và mọc quá dày nhau hãy cắt bỏ để cây có những bộ tán cân đối.

- Sau khi cắt cành cần thực hiện quét một lớp vôi vào vết cắt để nước và sâu bệnh hại không có cơ hội xâm nhập vào vết thương của cây. Đồng thời cần vệ sinh vườn ổi, tưới nước cho cây, thu gom các cành cắt và đốt bỏ nhằm hạn chế việc lây lan sâu bệnh hại cho vụ bưởi sau.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc giống cây ổi

Bón phân cho Ổi

Mỗi vụ trồng ổi cần cung cấp dinh dưỡng cho cây từ khi trồng đến khi thu hoạch xong. Năm đầu tiên cần bón phân N:P:K: theo tỷ lệ 12:15:18 chia làm bốn lần bón phân mỗi lần:  100gNPK + 50g amon sunphat. Sang năm thứ 2 cũng chia làm bốn lần bón như năm đầu, nhưng tăng tỉ lệ các loại phân gấp đôi so với năm đầu tiên.

Cũng chia làm bốn lần bón như năm đầu tiên. Lượng phân bón tăng gấp ba lần so với năm đầu và mỗi lần bón cần bón thêm 50g magie sunphat. Sau năm thứ ba, từ năm thứ tư trở lên ổi đã ra hoa rộ cần bón thêm phân cho cây, trước khi ra hoa khoảng một tháng, cần bón thêm đạm giúp cây nở nhiều hoa.

Đạm, lân và kali rất cần thiết cho sự phát triển của cây: đạm góp phần làm cây nhanh lớn, nhiều chồi. Lân góp phần làm tăng khả năng nảy chồi, đẻ nhánh ra hoa, ra quả và tăng sức đề kháng cho cây. Kali góp phần tăng khả năng cứng rắn và quả ổi đỡ bị rụng.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc giống cây ổi

Sâu bệnh hại cây ổi

Nhiều loại sâu bệnh miệng hút nhất là rệp sáp phá hại ổi ở vườn ít chăm sóc, phổ biến nhất là Pseudococcus Citri.

Sâu đo, sâu kén đục lá lỗ chỗ, một số sâu róm rất to ăn lá và quả non. Kiến mang rệp tới đôi khi cũng phải trị. Phun lân hữu cơ, cacbamat có thể phòng trừ các sâu nói trên.

Thu hoạch

Trồng từ hạt, ổi được thu hoạch sau khoảng 4 năm. Trồng bằng cành chiết chỉ cần 2 năm, có thể ít hơn. Quả chín thì màu xanh nhạt đi, sau chuyển vàng, vỏ quả nhẵn, nắn thì mềm hơn. Trẻ em thường bấm bằng móng tay, móng cắm phập vào là quả sắp chín. Không để trên cây lâu được vì chín nhanh, chim đến mổ.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc giống cây ổi

Trung Tâm Giống Cây Trồng Tiên Tiến Chất Lượng Cao cung cấp giống cây trồng mang đến hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Bạn muốn có những giống cây ổi, giống cây ăn quả tốt hãy liên hệ với Trung tâm giống cây trồng để được tư vấn chi tiết hơn về cách trồng cũng như cách chăm sóc sao cho đạt được hiệu quả kinh tế cao.

 

Trung Tâm Giống Cây Trồng Tiên Tiến Chất Lượng Cao

ĐC: Hợp Tác Xã Giống Cây Trồng Cổ Bi - Đường Cổ Bi - Gia Lâm - Hà Nội
Tel: 0973 401 793 - 0916 430 455
Mail: giongcaytrongkinhtecao@gmail.com
Web: http://giongcaytrongkinhtecao.com/