Giống cây na ăn quả thuộc cây thân gỗ, cây lá xanh, quả ngọt, thơm, hạt na đen có nhiều công dụng chữa bệnh theo đông y.

Về giống cây na trồng chủ yếu có hai giống chính là na dai và loại na bở. Na dai khi chín các múi na thường gắn kết chặt lại với nhau, đỡ bị vỡ, hỏng, bẹp hơn na bở, có thể bóc dễ dàng, bẻ đôi, bẻ ba hay bẻ tư theo ý người ăn.

Giống cây na - Cách trồng và chăm sóc hiệu quả kinh tế cao

Đối với na bở là loại na rất nhanh chính, các múi thường tách rời nhau dễ dàng, trong quá trình thu hoạch nếu không chú ý có thể làm hỏng trái na, khó bảo quản hơn na dai. 

Kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc giống cây na

Nhân giống:

+ Gieo hạt: Chọn những quả phẩm chất tốt ở những cây có nhiều quả. Chọn quả ở ngoài tán, quả chính vụ. Trước khi gieo có thể đập nhẹn cho nứt vỏ hoặc lấy cát khô cho vào túi, chà xát cho thủng vỏ để hạt nhanh nẩy mẩm vì vỏ hạt rắn, có chất sáp ngăn cản không cho nước thấm qua nên khó nẩy mẩm.

Giống cây na - Cách trồng và chăm sóc hiệu quả kinh tế cao

+ Phương pháp ghép: Ghép mắt hoặc ghép cành đều được. Gốc ghép dùng cây gieo bằng hạt của nó, hay dùng cây bình bát, cây nê... Khi đường kính cây đạt 8 - 10 mm là ghép được. Mắt ghép lấy trên các cành đã rụng lá. Nếu gỗ đủ già mà lá chưa rụng thì cắt phiến lá để lại cuống, 2 tuần lễ sau cuống sẽ rụng và có thể lấy mắt để ghép.

Xem thêm: Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây chanh năng suất cao

Chuẩn bị đất trồng cây:
Na không quá kén đất, tuy nhiên cây sẽ phát triển tốt nhất khi trồng ở đất tơi xốp, dễ thoát nước và có độ pH trung bình từ 5,5 - 6.
Đào hố rộng và sâu 50cm, bón lót 15 - 20 kg phân chuồng + 0,5 kg lân + 0,2 kg kali, trộn đều phân bón với đất mặn cho vào hố trước khi trồng.

Giống cây na - Cách trồng và chăm sóc hiệu quả kinh tế cao

Thời vụ, khoảng cách trồng:
Mùa xuân (tháng 2 - 3), mùa thu (tháng 8, 9). Ở miền Nam vào đầu mùa mưa (tháng 4, 5).
Khoảng cách trồng là 3 x 3 m hoặc 3 x 4 m. Có thể trồng xen vào chỗ trống trong vườn đã có cây ăn quả lâu năm.

Bón phân:
+ Bón lót bằng 20-30 kg phân chuồng.
+ Bón thúc: hai năm đầu bón 20kg/ năm + 0,5 kg NPK 16-16-8
+ Từ năm thứ 3 trở đi tăng lên 30kg/ năm + 0,5 kg NPK 16-16-8 ( phân khoáng bón tăng dần 0,5 kg cho mỗi năm, đến năm 9,10 không tăng nữa).
+ Để quả ngọt hơn bón thêm Kali từ năm thứ 3 với lượng 0,5kg cho mỗi cây rồi tăng chút ít qua mỗi năm.
+ Bón phân khi cây cho hoa vào tháng 2-3, nuôi quả và cành vào tháng 6-7, vun gốc và bón thúc vào tháng 10-11.

Giống cây na - Cách trồng và chăm sóc hiệu quả kinh tế cao

Sâu bệnh: 
Na có sức đề kháng cao, ít sâu bệnh tuy nhiên nếu vườn ít chăm sóc thì dễ bị rệp sáp.
Rệp sáp màu trắng và các tua trắng xung quanh bám vào dưới mặt lá khi cây chưa ra quả. Khi cây có quả thì bám vào kẽ giữa hai múi lúc quả non đến khi chín. Làm quả nhạt, mất vẻ đẹp, khó bán.
Phòng trị bệnh bằng thuốc Mipcin, Bi 58ND, Applaud, Supracid… vào cuối vụ sau khi thu hoạch quả. Nếu bệnh nặng thì xịt vào quả, lá, khi quả sắp chín thì không xịt nữa.

Thu hoạch:
Khi na mở mắt: ở giữa hai mắt các kẽ đầy lên, đỉnh múi thấp xuống, màu trắng là có thể thu hoạch được. Nếu na bở thì kẽ nứt toác.
Khi hái quả cần lót lá tươi, lá chuối khô tránh xây sát, thâm, xấu mã. Khi thu hoạch cần vận chuyển luôn đến nơi tiêu thụ để tránh dập nát.

Xem thêm: Hướng dẫn kỹ thuật trồng giống cây mít và cách chăm sóc hiệu quả

Giống cây na - Cách trồng và chăm sóc hiệu quả kinh tế cao

Trung tâm giống cây trồng tiên tiến chất lượng cao với các giống cây na chất lượng cung cấp tới người nông dân những giống cây mang lại hiệu quả cao trong kinh tế. Không chỉ giống cây na mà còn có những giống cây ăn quả, giống cây trồng khác được nhập khẩu từ các nước đáp ứng nhu cầu kinh tế với nhiều giống cây trồng đa dạng cho nền kinh tế hiện nay.


Trung Tâm Giống Cây Trồng Tiên Tiến Chất Lượng Cao

ĐC: Hợp Tác Xã Giống Cây Trồng Cổ Bi - Đường Cổ Bi - Gia Lâm - Hà Nội
Tel: 0973 401 793 - 0916 430 455
Mail: giongcaytrongkinhtecao@gmail.com
Web: http://giongcaytrongkinhtecao.com/